Giỏ hàng

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Trên thị trường sản xuất tủ điện hiện nay, Heijco tự tin là nhà thầu cơ điện, nhà sản xuất tủ điện hàng đầu tại Việt Nam. Tủ điện của chúng tôi có mặt tại hầu hết các địa điểm quan trọng, đòi hỏi độ tin cậy cao.
 

Để biết quy trình sản xuất tủ điện trước hết chúng ta cần hiểu tủ điện là gì: Tủ điện là nơi dùng để chứa đựng các thiết bị điện như: công tắc điện, cầu giao, ổ cắm điện, máy biến áp,… hay được sử dụng cho các công trình, nhà cửa,.. Thường hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông, tùy vào diện tích, ứng dụng và mục đích sử dụng.

Chất liệu của tủ điện có thể được làm từ tấm kim loại hay nhựa composit và tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng mà kích thước cũng như độ dày được thiết kế khác nhau. Thông thường tủ điện được sơn tĩnh điện có thể trơn hoặc nhăn tùy theo thiết kế của bản vẽ và nhu cầu của khách hàng.
Kích thước của tủ điện rất đa dạng, phổ biến sẽ là chiều cao từ 400-2200mm, chiều rộng từ 300-1000mm, chiều sâu từ 150-1000mm.

  • Quy trình sản xuất vỏ tủ điện công nghiệp

Bước 1: Nhận yêu cầu từ khách hàng, lên phương án thiết kế bản vẽ

Để sản xuất tủ điện đầu tiên Heijco sẽ xác định xem nhu cầu của khách hàng muốn
dùng loại tủ như thế nào, bên cạnh đó chúng tôi sẽ tư vấn loại tủ điện phù hợp nhất với nhu cầu
sử dụng của khách hàng.
Sau đó, Heijco sẽ lên phương án và trao đổi với khách hàng về cách sử dụng, khả
năng mở rộng cũng như vị trí lắp đặt và vận chuyển…
Đây là khâu rất quan trọng, có thể nói là quan trọng số 1 trong các khâu. Bởi toàn bộ ý đồ của khách hàng được các kỹ sư của Heijco tổng hợp lại và thiết kế theo ý tưởng của khách.
Sau khi lên layout bản vẽ, Heijco sẽ thống nhất phương án cuối cùng với khách hàng, hai bên ký phê duyệt bản vẽ layout để triển khai bản vẽ sản xuất. 

 
Bước 2: Tiến hành gia công sản xuất cơ khí

Nếu khâu thiết kế quan trọng như xương sống của con người thì khâu gia công cơ khí chính là phần da thịt. Sản phẩm xấu hay đẹp, chính xác hay không là ở phần này. Chính vì vậy phải tuân thủ theo các công đoạn sau:

-    Nhập tôn đầu vào cần kiểm tra kỹ độ dày tôn, các kích thước dài rộng… phải đúng và đủ tiêu chuẩn. Mặt tôn đẹp, không bị cong vênh hay lượn sóng, sẽ ảnh hưởng tới mặt cánh tủ sau khi chấn gấp.

 

-    Đột, cắt laser các lỗ khoét mặt cánh tủ, các vị trí liên kết được thiết kế sẵn. Do sản phẩm yêu cầu độ chính xác rất cao nên khâu này đặc biệt phải ko được sai lệnh. Chỉ 1 chút sai xót sẽ phải bỏ cả 1 tấm tôn ảnh hưởng tới tiến độ và ngân sách của công ty.

 

 

-    Khâu chấn gấp định hình sản phẩm tủ điện. Công đoạn này người thợ phải có kinh nghiệm đọc bản vẽ thiết kế tốt, có khả năng tư duy cao để biết làm công đoạn nào trước, sau. Tránh gấp sai chiều hay ngược chiều sẽ làm cho khâu lắp ghép không thực hiện được. Chúng tôi thường in các bản vẽ 3D để người thợ nhìn vào cho dễ hình dung và tránh nhầm lẫn.
 

 

-    Khâu hàn, mài lắp ghép sản phẩm. Khâu này sau khi hàn mài xong cần kiểm tra các chi tiết lắp ghép thử xem đã chính xác chưa, nếu chưa cần kiểm tra lại xem do đâu để kịp thời căn chỉnh. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, đối với các đơn hàng lớn chúng ta nên sản xuất mẫu 1 cái trước khi làm hàng loạt để tránh sai xót hàng loạt và kịp thời căn chỉnh khi phát hiện được.

 

Bước 3: Sơn tĩnh điện cho sản phẩm

Đây là chiếc áo phủ lên sản phẩm nên cần phải được chăm chút kỹ lưỡng. Chúng tôi có xưởng sơn tự động với 7 bể xử lý bề mặt giúp khâu sơn phủ luôn được bám dính tốt nhất.
Ngoài ra với hệ thống súng phun bằng robot giúp sơn các chi tiết được đều và che lấp tốt nhất. Lò sấy với chế độ theo dõi nhiệt tự động 100%, các sensor nhiệt độ giúp theo dõi nhiệt độ của buồng đốt luôn đạt chuẩn để bề mặt sơn không bị “Sống” giúp các lô luôn đảm bảo và đáp ứng nhu cầu khó nhất của khách hàng.


 

 

Bước 4: Lắp ráp vỏ tủ điện

Khi gia công và sơn chúng ta thường làm từng chi tiết một. Sau khi các khâu đó xong, chúng ta phải lắp ráp với nhau nhờ các bulong+eku, khoá, bản lề… Các chi tiết được liên kết với nhau theo đúng bản vẽ tuần tự, người thợ yêu cầu cần nắm vững bản vẽ lắp đặt, tránh sai xót.
 

Bước 5: Lắp đặt.

Sau khi lắp ráp xong phần cơ khí, vỏ tủ điện công nghiệp được bàn giao lại cho xưởng điện đấu nối và hoàn thiện theo sơ đồ thiết kế mạch điện.
Tại đây chúng tôi tiến hành lắp các thành phần vào vỏ tủ, xác định tuyến dây (bố trí máng cáp) và chạy cáp cho tủ.
 


Bước 6: Thử nghiệm 

Thử nghiệm là một bước cũng quan trọng không kém trong quy trình sản xuất tủ điện của Heijco, nó quyết định tính chính xác và ổn định của sản phẩm. Chúng tôi có các quy trình khắt khe để thử nghiệm sản phẩm:
– Thử nghiệm không tải: là yêu cầu bắt buộc để kiểm tra độ cách điện và vận hành có như thiết
kế ban đầu không?
– Kiểm tra nguội chất lượng cũng như độ an toàn của tủ điện
– Kiểm tra có tải: Chúng tôi sẽ kiểm tra chạy thực tế và hiệu chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.

 

Trên đây là tổng hợp 6 bước quy trình sản xuất tủ điện công nghiệp do Heijco nghiên cứu và áp dụng. Với 20 năm kinh nghiệm sản xuất tủ điện, chúng tôi luôn cho ra đời các sản phẩm đẹp về mẫu mã, tốt về chất lượng, nhanh về tiến độ. Luôn đáp ứng mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của chủ đầu tư.

Chúng tôi luôn cam kết các sản phẩm bán ra thị trường luôn đúng nhà sản xuất, chất lượng đảm bảo 100%. Nói không với hàng giả, hàng cũ, hàng kém chất lượng. 

 

HEIJCO – Điểm đến uy tín cho hệ thống điện của bạn

Địa chỉ : Số 3 Km 92 Đường 5 Mới TRỤ SỞ CÔNG TY – P.Hùng Vương – Q.Hồng Bàng – TP. Hải Phòng
SĐT : (+84)2553.538597 - Fax : (+84)2553.538766 
Email : heijco2010@gmail.com
Fanpage : https://www.facebook.com/heijco
Instagram : https://instagram.com/heijco0606
Hồ sơ năng lực : Tải về tại đây

Danh mục tin tức

Từ khóa